Tết Đoan Ngọ (ngày mùng 5 tháng 5) là một trong những ngày lễ truyền thống của người dân Việt Nam nói riêng và các nước Á Đông nói chung. Ngày lễ này còn được gọi với nhiều cái tên khác nhau như tết Đoan Dương, tết diệt sâu bọ,… Nhưng bạn có biết về nguồn gốc và ý nghĩa về ngày Tết đặc biệt này không, cùng Bloom spa tìm hiểu về chủ đề này nhé.
Bạn biết không, tết Đoan Ngọ còn được gọi với nhiều tên gọi khác nhau là Tết Đoan dương, Tết nửa năm… được rơi vào ngày mùng 5 tháng 5 Âm lịch, tức là đúng nửa năm kể từ lúc bắt đầu năm mới. Lý do ngày mùng 5 tháng 5 được lựa chọn là ngày Tết nửa năm vì người Việt Nam thời cổ đại sử dụng lịch Kiến Tý, tháng đầu tiên trong năm là tháng 11. Chính vì vậy, thời điểm nửa năm được lựa chọn rơi vào ngày 5/5 Âm lịch.
Bên cạnh đó, ngày lễ này được tổ chức vào giờ trưa của ngày 5/5 Âm lịch. Bởi “Đoan” được hiểu là mở đầu, “Ngọ” chính là khoảng thời gian trong vòng từ 11 giờ trưa đến 13h chiều.
Tết Đoan Ngọ là một trong những ngày tết truyền thống lâu đời của nhiều nước thuộc khu vực Đông Á, nó được tổ chức dựa trên các tín ngưỡng văn hóa phương Đông. Bài cúng Tết Đoan Ngọ 5 5 thực hiện với mục đích mở đầu cho những điều tốt đẹp đang đến với chúng ta.
Trên thực tế, có một số tài liệu cho rằng, bắt nguồn cho ngày lễ này chính là Tết Đoan Ngọ Trung Quốc, thế nhưng ý kiến này bị phản đối bởi rất nhiều người, bởi mỗi nơi sẽ có những phong tục, tập quán và văn hóa khác nhau.
Tết Đoan Ngọ ở Trung Quốc là ngày người dân tưởng nhớ vị đại thần tên là Khuất Nguyên, người trung thần yêu nước này bị gian thần hãm hại, nên ông đã uất ức mà tự vẫn ở sông Mịch La và đúng ngày 5/5 Âm lịch.
Còn ở Việt Nam như đã giải đáp trên, Tết Đoan Ngọ là ngày giân gian diệt trừ sâu bọ gây hại cho mùa màng, từ đó cầu mong cho những điều tốt đẹp, an lành. Có thể thấy rằng, nguồn gốc ở Việt Nam khác xa so với Trung Quốc.
Cụ thể, vào thời xa xưa của người dân Việt Nam chúng ta, lúc bấy giờ là thời điểm sau vụ mùa màng thuận lợi. Người dân đang vui mừng vì trúng mùa, tuy nhiên những thực phẩm, cây trái được thu hoạch đều bị sâu bọ phá hoại hoang tàn.
Trong lúc đang buồn rầu, đau đầu tìm cách giải quyết tình trạng oái oăm này, bỗng từ xa có một cụ già đi đến và tự xưng mình là Đôi Truân. Ông đã hướng dẫn cho dân làng cách để diệt trừ đám sâu bọ này.
Dựa theo lời chỉ dẫn của ông, dân làng mỗi nhà đều lập một bàn cúng bao gồm trái cây, bánh tro, sau đó ra trước sân nhà mình để tập thể dục. Chỉ một thời gian ngắn, từng đàn, từng lũ sâu bọ lần lượt chết đi.
Cụ Đôi Truân còn bảo rằng, vào ngày này hằng năm lũ sâu bọ phá hoại này thường rất hung hăng, cứ làm theo cách này sẽ trị được chúng.
Để bày tỏ lòng biết ơn vị ân nhân này, người dân lựa chọn vào đúng ngày mùng 5 tháng 5 Âm lịch là ngày Tết Đoan Ngọ diệt sâu bọ. Bên cạnh đó, người ta còn gọi “Đoan Ngọ” là vì mâm cúng để diệt trừ sâu bọ thường diễn ra vào giờ giữa trưa.
Ngoài là ngày lễ diệt trừ sâu bọ phá hoại mùa màng, ngày Tết nửa năm này ở Việt Nam còn được “Việt hóa” thành ngày lễ thờ cúng tổ tiên, ngày mà những người thân trong gia đình tề tựu và sum vầy.
Dù là thời buổi hiện đại, nhưng ở Việt Nam vẫn rất coi trọng ngày lễ này. Ngoài Tết Nguyên Đán, có lẽ chỉ có Tết nửa năm mới là dịp để con cháu, anh em, người thân trong cùng một gia đình tụ họp với nhau để trải qua ngày lễ ấm áp.
Hằng năm, vào Tết Đoan Ngọ 5 5 Âm lịch, không khí của cả làng xóm thường sẽ náo nhiệt, nhộn nhịp thấy rõ. Nhà nào nhà nấy cũng đều tất bật chuẩn bị những món đồ thịnh soạn để chuẩn bị mâm cúng quan trọng này.
Sau lễ cúng, cả nhà sẽ cùng nhau tận hưởng, ăn uống những món đồ đã cúng, với mục đích cầu tài lộc, may mắn và bình an.
Ms. Thuỳ Dương
Chủ Tịch HĐQT Bloom Spa
Liên hệ dành cho đối tác nhượng quyền
Đặt lịch tư vấn