Năm mới Kỷ Hợi đang đến rất gần, đây là dịp chúng ta được vui chơi, ăn uống và nhận lì xì may mắn. Nhưng Tết còn là nơi bạn được thưởng thức những món cổ truyền vô cùng đặc sắc.
Dưới đây là những món ăn truyền thống trong ngày Tết cổ truyền.
Bánh chưng là món đã có lịch sử lâu đời trong văn hóa ẩm thực Việt Nam. Do đó trong mâm cỗ ngày Tết của người miền bắc sẽ không thể thiếu món ăn này. Bánh tượng trưng cho mặt đất, được dùng để thể hiện lòng biết ơn của hoàng tử Lang Liêu với Vua Hùng đời thứ 16 và đất trời.
Sự kết hợp hài hòa giữa gạo nếp dẻo, đậu ngọt bùi, tiêu cay nhẹ và thịt mỡ béo ngậy đã tạo nên một hương vị ngày Tết không thể lẫn vào đâu được, một thứ bánh ngon tròn vị. Cái khung cảnh ngồi đợi nồi bánh chưng chín đã đi vào tiềm thức của người dân miền Bắc mỗi khi Tết đến.
Màu đỏ tươi của xôi gấc khiến nhiều người quan niệm ăn xôi gấc đầu năm sẽ gặp nhiều may mắn. Xôi gấc được nấu từ gạo nếp trộn cùng gấc tươi rồi cho vào nồi hấp là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết.
Đây là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ đặc biệt là mâm cỗ Tết. Bất cứ gia đình nào trong mâm cơm cúng đều có sự xuất hiện của món ăn này.
Nem rán hay còn gọi là chả nem được làm bởi nhân thịt, hành, trứng, mộc nhĩ…và cuộn bởi miếng chả rế. Điều đặc biệt của món nem rán là nước chấm nem phải ngon và pha đúng vị.
Trong mâm cơm ngày Tết của người Việt có rất nhiều món ngon, từ cao lương mĩ vị cho đến những món vô cùng giản dị, dân dã. Và một trong những món dân dã nhưng lại có vị trí đặc biệt trong mâm cỗ cổ truyền của người miền Bắc đó chính là món hành muối chua, hay còn gọi là dưa hành.
Với vị chua chua cay nhẹ và được dùng để ăn kèm cùng với bánh chưng hay thịt đông vô cùng ngon. Đây chính là món chống ngán hữu hiệu nhất trong ngày tết mà các bạn cần biết. Cho dù cuộc sống luôn thay đổi nhưng chắc chắn rằng một điều rằng, Việt Nam còn Tết thì sẽ còn bánh chưng và dưa hành sẽ là món ăn đồng hành cùng những ngày Tết của dân tộc.
Đây là món ăn khá đặc biệt ở miền Bắc, thịt đông dùng kèm với dưa hành muối là một trong những món ăn đặc trưng của ngày Tết Nguyên Đán.
Giò lụa vốn là món ăn dân dã phổ biến trong bữa ăn hàng ngày, tuy nhiên cũng là món quan trọng trong mâm cỗ cúng ngày lễ Tết.
Với mỗi gia đình miền Nam thì món canh khổ qua nhồi thịt là một món ăn thường ngày quen thuộc. Và nó cũng được sử dụng trong những ngày Tết với ý nghĩa đẩy lùi những khó khăn đi qua. Không những thế, đây cũng là món ăn bổ dưỡng giải nhiệt cơ thể trong những ngày Tết.
Một món ăn nữa không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết của người miền Trung đó chính là tôm chua, đặc sản của Huế.
Vị ngọt bùi của tôm, béo ngậy của thịt, vị cay và thơm của riềng, tỏi ớt, vị chua của khế, chát của vả, hương của các loại rau thơm,… Tất cả tạo nên một “bản hòa tấu hương vị” hấp dẫn khiến bất kì ăn qua một lần sẽ phải nhớ mãi.
Trong khi bánh tét ở miền Trung được làm một cách khá là giản dị thì ở miền Nam đã được “cải tiến” một cách rõ rệt. Bởi vì bánh ở đây có hai loại đó chính là bánh tét nhân mặn và nhân ngọt. Với nhân mặn thì ngoài nguyên liệu là đậu và thịt mỡ truyền thống, nhiều nhà còn cho thêm cả trứng muối, lạp xưởng để thêm nhiều khẩu vị khác nhau.
Bên cạnh đó, bánh tét nhân ngọt lại phổ biến với nhân chuối, đậu đỏ, đậu xanh… Đặc biệt là bánh tét miền Tây nam bộ nhìn trông rất bắt mắt, gói vuông vức, chắc đẹp. Một trong số những địa phương nổi tiếng với món bánh tét thập cẩm không chỉ ngon miệng mà còn đẹp nữa là Trà Vinh với Bánh tét Trà Cuôn.
Trên đây là những món ăn truyền thống không thể thiếu trong ngày Tết.
Ms. Thuỳ Dương
Chủ Tịch HĐQT Bloom Spa
Liên hệ dành cho đối tác nhượng quyền
Đặt lịch tư vấn